Tầm Quan Trọng Của Việc Khám Răng Thường Xuyên

Nên đến khám răng theo định kỳ mỗi 6 tháng để bảo đảm sức khoẻ răng miệng và ít tốn kém nhất.Tuy nhiên, nên khám thường xuyên hơn khi bạn đã từng hoặc có dấu hiệu bị viêm nướu – nha chu và cũng tùy theo tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của mình.

Việc kiểm tra xem răng có bị sâu hay không chỉ là một phần nhỏ trong cuộc khám răng miệng. Trong khi khám, nha sĩ cũng sẽ: kiểm tra xem lợi có bị viêm hay không; kiểm tra các túi cùng và mức độ lung lay của răng; kiểm tra xem miệng có dấu hiệu của bệnh ung thư, tiểu đường hay bệnh thiếu vitamin hay không; và chú ý xem có điều gì bất thường về cơ cấu của mặt, nước bọt và khớp thái dương-hàm dưới. Nha sĩ hoặc chuyên viên sẽ làm sạch răng cho bạn và khuyến khích bạn giữ vệ sinh răng miệng.

Khám Răng Ðịnh Kỳ
Vào mỗi buổi khám răng định kỳ, nha sĩ sẽ kiểm tra răng, lợi, miệng và cổ họng của bạn. Một buổi khám răng thông thường có thể bao gồm những điều sau:

Khám đầu và cổ:

·         Kiểm tra xem có dấu hiệu nào của bệnh ung thư

·         Kiểm tra cơ cấu của mặt

·         Sờ nắn các cơ nhai

·         Sờ nắn các hạch bạch huyết

·         Khám khớp thái dương-hàm dưới (TMJ)
Khám răng:

·         Khám nha chu—kể cả lợi và các túi cùng của răng

·         Kiểm tra độ lung lay của răng

·         Khám niêm mạc

·         Kiểm tra nước bọt (hoặc thiếu nước bọt)

·         Kiểm tra khớp cắn

·         Xem răng có bị sâu hay không

·         Khám xem miếng trám có bị bể ra hay không

·         Kiểm tra độ mòn của bề mặt răng

·         Kiểm tra các thiết bị đặt trong miệng và có thể tháo ra được

·         Kiểm tra sự khớp răng
Làm sạch răng (điều trị phòng bệnh răng):

·         Kiểm tra độ sạch của miệng

·         Lấy cao răng

·         Ðánh bóng răng

·         Xỉa răng bằng dây

·         Hướng dẫn cách giữ vệ sinh răng miệng.

Sau khi hoàn tất việc khám răng, nha sĩ sẽ vạch ra kế hoạch điều trị chi tiết, nếu cần, và cho biết khi nào bạn cần đến tái khám. Nếu ngăn ngừa bệnh răng lợi theo cách này cũng như làm theo chế độ chăm sóc kỹ lưỡng răng tại nhà thì sẽ bảo đảm là răng miệng được khỏe mạnh.

*Bệnh nha chu và những diều cần lưu ý:

Bệnh nha chu, hay bệnh lợi là nguyên nhân chủ yếu gây rụng răng ở người lớn. Bệnh này thường là do các vi khuẩn trong bợn gây ra và ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn. Một điều rất quan trọng đối với việc giữ vệ sinh lợi và chẩn đoán, điều trị kịp thời khi cần là phải đi khám răng thường xuyên.

Giai đoạn đầu của quá trình bệnh lợi được gọi là viêm lợi. Bệnh nha chu ở giai đoạn cuối là một tình trạng nghiêm trọng hơn, có các dấu hiệu báo nguy như sau: miệng thường xuyên bị đắng; răng vĩnh viễn bị lung lay hay tách khỏi lợi; khớp cắn bị thay đổi.

Bệnh nha chu có nhiều dạng và giai đoạn khác nhau, phổ biến nhất là:

Bệnh viêm lợi
Ðây là giai đoạn đầu của bệnh lợi, thường có các triệu chứng như chảy máu, đau khi chạm đến, và lợi sưng tấy và đỏ. Nếu bị bệnh viêm lợi nhẹ thì bạn có thể dùng kem đánh răng hoặc dung dịch súc miệng để giảm viêm và chảy máu.

Bệnh viêm nha chu
Khi bệnh lợi phát triển ở giai đoạn nặng hơn thì có thể ảnh hưởng đến xương và dây chằng bao quanh răng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho xương và các mô thịt xung quanh. Lợi teo rút khỏi răng và xương bị phá hủy.

Bệnh viêm nha chu ở giai đoạn cuối
Khi bệnh viêm nha chu trở nên nặng hơn thì kết cấu xương bị suy yếu nặng. Lợi teo rút và tách khỏi răng. Bạn có thể bị chảy mủ, xương tiếp tục bị suy yếu và răng có thể bị lung lay hoặc rụng.

Cách điều trị:
Tại mỗi lần khám định kỳ, nha sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị bệnh viêm nha chu hay không. Nha sĩ sẽ dùng một dụng cụ đo thử để xác định xem các cơ lợi có bị suy yếu hoặc các túi cùng của lợi đã phát triển ở giữa lợi và răng hay chưa.

Việc điều trị tùy thuộc vào loại bệnh viêm nha chu và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Lấy cao răng có nghĩa là làm sạch các chất đóng phía trên và dưới viền cơ lợi.

Bào chân răng có nghĩa là làm bằng phẳng các bề mặt xù xì của chân răng để lợi được lành lại. Có thể cần chích thuốc tê.

Tưới nước trong miệng có nghĩa là xịt nước vào phía dưới viền cơ lợi để xả đi chất độc và vi khuẩn, bằng cách đó giúp khôi phục sức khỏe cho lợi

Giải phẫu nha chu.
Nếu theo đúng chế độ đánh răng, xỉa răng và đi làm sạch răng thường xuyên, thì có thể tránh bị đóng bợn và mắc bệnh lợi cũng như giúp bạn giữ gìn răng suốt đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0982353536