Bệnh nha chu có di truyền không ? Bệnh nha chu diễn biến như thế nào ? Cách phòng ngừa bệnh nha chu như thế nào ? Cùng Nha khoa Răng Xinh tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời cho mình nhé.
Nội dung
Bệnh viêm nha chu diễn biến như thế nào ?
Đầu tiên cần nắm rõ cấu trúc nha chu như thế nào để tránh nhầm với viêm nướu.
- Nha chu là một cấu trúc xung quanh răng có chức năng nâng đỡ và giữ răng đứng vững trong xương hàm. Bao gồm nướu, cement, dây chằng và xương ổ răng.
- Nướu là niêm mạc mô mềm, ôm sát lấy răng nhưng có độ hở nhất định ở phần cổ răng (không bám sát vào men răng) tạo thành rãnh nướu. Nắm giữ chức năng che chở các mô nhạy cảm phía dưới và ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng.
Cement răng là phần mô liên kết khoáng hóa, không mạch máu, tạo thành một lớp màng mỏng bao phủ quanh chân răng. Dây chằng nha chu là những bó sợi liên kết một đầu bám vào cement. Còn đầu kia bám vào xương ổ răng. Giúp cho răng được cố định trong xương ổ răng.
Xương ổ răng là một mô xương xốp, tạo thành khoảng trống với hình dáng và kích thước phù hợp với chân răng. Giúp cho răng đứng vững vào xương hàm. Viêm nha chu do vi khuẩn trong cao răng gây nhiễm trùng bắt đầu từ nướu. Su đó lan dần xuống phá hủy các tổ chức nha chu theo diễn biến như sau:
Giai đoạn viêm nướu
Đây là giai đoạn đầu tiên và dễ điều trị nhất. Biểu hiện ở giai đoạn này là nướu sưng đỏ, hơi thở hôi và nướu dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Giai đoạn viêm nha chu
Giai đoạn này tụt nướu làm lộ chân răng, bạn sẽ cảm nhận được răng đang lỏng lẻo khi nhai và cắn thức ăn. Nướu răng sưng to, tách khỏi chân răng, mềm khi chạm vào và hình thành túi nha chu có mủ giữa nướu và răng. Xương ổ răng bị tiêu đi có thể gây mất răng.
Bạn đang có những biểu hiện của bệnh nha chu. Hãy liên hệ với Nha khoa Răng Xinh để được tư vấn chi tiết nhé.
Bệnh nha chu có lây không ?
Ở giai đoạn đầu của nha chu, tức là bệnh viêm nướu thì trường hợp lây nhiễm ít xảy ra. Tuy nhiên, nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng luôn ở mức cao . Trong giai đoạn nha chu có thể lây truyền từ người này qua người khác theo đường nước bọt.
Nghĩa là khi tiếp xúc nước bọt của người bị bệnh nha chu thì có khả năng bị lây bệnh nha chu. Nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh sự lây lan xảy ra giữa các thành viên trong gia đình . Như cha, mẹ sang con, vợ sang chồng, hoặc bạn tình với nhau.
Bệnh nha chu có di truyền không ?
Thực chất viêm nha chu không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên, các yếu tố răng miệng liên quan đến sự phát sinh bệnh lý: thiểu sản men răng, hình thái răng không tốt, độ nông sâu của rãnh răng và lượng nước bọt….lại có tính chất di truyền, sẽ làm răng yếu, hạn chế khả năng chống lại vi khuẩn và việc vệ sinh răng miệng.
Các yếu tố trên góp phần khiến mảng bám hình thành nhanh chóng so với người bình thường. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu.
>>> Tham khảo thêm : Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm chảy máu nướu răng
Cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả
Không chỉ làm mất răng, gây ra đau nhức, sưng nướu hay hôi miệng, khó khăn trong ăn uống. Nha chu còn có nhiều biến chứng nguy hiểm khác như là đau vùng thái dương, tim mạch, nhiễm khuẩn huyết, tiểu đường, bệnh về đường hô hấp, sinh non nhẹ cân…
Do đó, để phòng tránh bệnh lý này một cách hiệu quả. Chúng ta cần ngăn chặn sự hình thành mảng bám theo những quy tắc dưới đây:
- Chải răng ít nhất ngày 2 lần bằng kem đánh răng chứa fluor cho răng chắc khỏe và bàn chải mềm.
- Bờ viền của răng là nơi mảng bám hình thành và tích tụ lại. Do đó bạn phải đặc biệt chú ý đến nơi này bằng cách chải răng theo chiều dọc . Và đặt bàn chải nghiêng 45 độ mới làm sạch hoàn toàn
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng
- Hạn chế ăn các thức ăn có hàm lượng đường và tính acid cao như bánh kẹo, đồ uống có gas trước khi đi ngủ
- Tập thói quen súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng sau những bữa ăn nhẹ.
- Thăm khám nha khoa định kì 6 tháng/lần để bác sĩ cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng.
Với những chia sẻ trên đây của Nha khoa Răng Xinh hi vọng bạn sẽ có một hàm răng đẹp và trắng sáng nhé.